Cồng chiêng là loại nhạc cụ đặc trưng của một số dân tộc thiểu số, có tên tiếng anh là goong. Tiền thân của cồng chiêng là đàn đá, chiêng đá, cồng chiêng ra đời cùng với thời kỳ đồ đồng lên ngôi.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - Giá trị văn hóa ngàn đời 2

Cồng chiêng là loại nhạc cụ truyền thống làm nên văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Tây Nguyên nói riêng, được trưng bày tại rất nhiều bảo tàng nổi tiếng trên cả nước

Ngay từ khi ra đời, trong tất cả các lễ hội của người Việt xưa đều vang lên những tiếng cồng trầm đục, vừa trầm lắng vừa hào hùng, vọng khắp núi rừng. Cồng chiêng còn là sự kết nối giữa các thế hệ, những hoa văn trên cồng chiêng luôn có sự biến đổi theo từng thời kỳ, phản ánh văn hóa truyền thống một cách rõ nét. Cho đến tận ngày nay, dù cồng chiêng đã không còn phổ biến nhưng vẫn là nét văn hóa phi vật thể được nhà nước và rất nhiều tổ chức bảo tồn, nhằm giữ gìn những giá trị quá khứ, qua đó phản ánh đời sống của các thế hệ cha ông cho con cháu ngàn đời học tập và phát huy.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên tổ chức ở đâu?

Theo quan niệm của các dân tộc tại Tây Nguyên thì cồng chiêng là đại diện cho sự giàu có và quyền lực. Đã có thời kỳ chỉ có những phụ hộ giàu có mới có thể sở hữu một chiếc chiêng, và giá trị thì bằng 2 con voi hay 20 con trâu. Vì thế chỉ dịp lễ hội, tiếng chiêng mới được ngân lên, báo hiệu cho những người dân tụ họp lại quây quần bên đống lửa và vò rượu cần, cùng nhau nhảy múa cùng nhau ca hát.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - Giá trị văn hóa ngàn đời 3

Cồng chiêng Tây Nguyên gắn liền với những lễ hội quan trọng của người đồng bào dân tộc thiểu số, đi vào đời sống tinh thần của từng dân tộc

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức hàng năm, luân phiên giữa các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Lễ hội hướng đến quảng bá du lịch và văn hóa cồng chiêng nói riêng và văn hóa các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Tại đây, không gian lễ hội sẽ được tái hiện lại đúng với sắc màu của các dân tộc, phát huy những giá trị truyền thống vốn có. Vào mỗi năm, lễ hội cồng chiêng sẽ được tổ chức kết hợp với những nghi lễ, lễ hội đặc trưng của từng tỉnh thành, dân tộc.

Cách đánh cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng có hai cách đánh, một là cách đánh bằng dùi, hai là đánh bằng cườm tay. Dùi cũng được chia làm hai loại là dùi mềm và dùi cứng. Dùi cứng là dùi gỗ được đục đẽo kỹ lưỡng, còn dùi mềm làm từ gốc cây dứa dại khô hoặc làm bằng dùi cứng bọc lại bằng vải.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - Giá trị văn hóa ngàn đời 4

Các cụ ông đang tập đánh cồng bằng cườm tay để chuẩn bị cho lễ hội sắp diễn ra

Mỗi loại dùi khi đánh cồng chiêng sẽ mang lại những âm sắc khác nhau. Loại dùi mềm cho âm thanh ngân vang, trầm đục, hào hùng và tròn trịa. Trong khi đó dùi cứng va chạm cùng kim loại sẽ tạo ra âm thanh rất lớn, mãnh liệt. Còn cách đánh cồng chiêng bằng cườm tay lại tạo ra âm sắc xa xăm, bí ẩn, trầm buồn.

Trong quá trình đánh cồng, phải kết hợp thật nhuần nhuyễn giữa hai tay, để tạo nên giai điệu hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, trong các lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, những giai điệu sẽ khá phức tạp, vì vậy đòi hỏi ở những người đánh cồng cùng kết hợp với nhau một cách hoàn hảo mới tạo nên cả một bài diễn tấu. Cái hay của cồng chiêng là mang lại sự đồng cảm, sự tập trung, khiến tất cả mọi người hào hứng, sự hòa quyện tâm thức và làn sóng mãnh liệt lan tỏa từ người sang người.

 

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - Giá trị văn hóa ngàn đời 5

Lễ hội cồng chiêng gắn liền với văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, với những lễ hội độc đáo

 

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - Giá trị văn hóa ngàn đời 6

 

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường được tổ chức bởi các dân tộc: Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… Cồng chiêng là nhạc cụ dành cho nam giới chơi, tuy nhiên ở một số dân tộc thì cả nam cả nữ đều có thể đánh cồng. Đặc biệt ở dân tộc Ê Đê thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.

Cồng chiêng có rất nhiều giai điệu, phụ thuộc vào dân tộc, vào người chơi. Với mỗi sự kiện khác nhau, các vở diễn sẽ được thực hiện để phù hợp với tính chất sự kiện. Mỗi giai điệu này đều gắn với đời sống hàng ngày của người dân, nói lên tiếng lòng, tâm tư, tình cảm của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thanh âm của cồng chiêng cũng được coi là sợi dây kết nối với thần linh, để gửi gắm những cầu nguyện, những mong mỏi của con người đến với thế giới tâm linh.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - Giá trị văn hóa ngàn đời 7

Cồng chiêng được truyền từ đời này qua đời khác, là tiếng nói của thế hệ, là văn hóa ngàn đời cần được tôn vinh và gìn giữ